TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ NGOẠI CẢNH TỚI SẢN PHẨM MAY MẶC

Trong quá trình sử dụng các sản phẩm may mặc chịu tác động của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh. Cùng Sapy nghiên cứu về các tác động của ngoại cảnh để có quy trình giặt là cho từng sản phẩm bạn nhé!

1. Tác động của bụi bẩn

- Bụi bẩn bám vào vải sợi không những làm giảm mỹ quan của sản phẩm mà còn giảm tính vệ sinh và phá hủy vải. Bụi, cát, các hạt bẩn thường có các cạnh sắc, chúng cọ xát làm mài mòn xơ sợi.

 - Nếu từ môi trường bên ngoài có các chất dầu mỡ thâm nhập vào vải sẽ tạo điều kiện giữ chặt các hạt bụi bẩn và càng để lâu sẽ làm tăng mức độ phá hủy vải sợi.

- Mồ hôi để lâu cũng sẽ gắn chặt bụi bẩn làm cho vải có mùi khó chịu, biến màu làm cho sản phẩm trở nên tối xỉn và cũ kỹ hơn.

- Các chất muối, axit, đường và đạm thường làm cho vải cứng và giảm độ bền ma sát, đồng thời chúng tạo môi trường sinh trưởng cho các loại nấm mốc, vi khuẩn dẫn đến phá hủy vải. Sự phá hủy phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tồn tại của các chất bẩn trên vải sợi.

2. Tác động của sự cọ sát

- Đây là tác động cơ học làm cho vật liệu bị hao mòn do cọ sát với vật liệu khác cứng hơn hoặc cùng vật liệu khi chúng trượt lên nhau.

- Với quần áo xảy ra nhiều ở phần cổ áo, khuỷu tay, đùi gối, măng set tay, mông. Tại những điểm này vải thường bóng, sờn, vải mỏng dần hơn

3. Tác động của ánh sáng và môi trường sử dụng

  Khi sử dụng sản phẩm may mặc, vải sẽ sẽ bị thay đổi từ từ dưới tác động của ánh sáng (phản ứng quang hóa) và điều kiện môi trường tác động.

4. Tác động của vi sinh vật và côn trùng

- Trong quá trình sử dụng các sản phẩm may mặc dễ bị phá hủy do vi sinh vật.

- Vi sinh vật có từ không khí và từ nước

- Một số vật liệu có chứa các nhóm tạo cho vi sinh vật phát triển như xơ bông, xơ len, lông thú…

- Ngoài các vi sinh vật còn có các loại côn trùng như gián, sâu bọ lẩn trốn đẻ trứng phá hoại sản phẩm.